Lịch sử hình thành và phát triển Trường THPT Kim Liên - Hà Nội
39 Shares
40 NĂM TRƯỜNG THPT KIM LIÊN
(Biên niên tóm tắt)
I, Giai đoạn 1974 – tháng 4/1990:
Trường được xây dựng trên đất thôn Trung Tự, xã Kim Liên, quận Đống Đa. Diện tích khoảng 10.000m2. Năm học đầu tiên trường có hai dãy nhà một tầng mái lá, gồm 16 lớp 8 (tương đương lớp 10 hiện nay). Những năm sau tăng dần, có năm tới 36 lớp.
Hiệu trưởng đầu tiên là thầy Trần Quý Độ và các Phó Hiệu trưởng là thầy Bùi Thơm (sau đó thầy giữ chức vụ quyền Hiệu trưởng năm học 1977 – 1978), cô Nguyễn Nga Liên. Từ năm 1978 đến năm 1990, cô Lê Minh Nguyệt là Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng là cô Nguyễn Nga Liên, thầy Trương Văn Dung, thầy Phạm Gia Tuấn, thầy Nguyễn Hoàng Cảnh, thầy Nguyễn Cao Lý, thầy Nguyễn Sĩ Năng, cô Hoàng Thị Hoan, cô Trịnh Thu Phong, thầy Lê Thiện Thuật.
Trong 14 năm đầu nhà trường đã tạo dựng được vị thế của ngôi trường có chất lượng giáo dục toàn diện ổn định, vững chắc, đào tạo ra những thế hệ học sinh Kim Liên thông minh, sáng tạo, lễ phép, chăm học, học giỏi, lao động tốt, đóng góp cho Thủ đô Hà Nội và cả nước những tài năng nổi bật ở nhiều lĩnh vực.
Những tấm gương nhà giáo mẫu mực, tiêu biểu: cô Lê Minh Nguyệt, thầy Lê Thiện Thuật, cô Trịnh Thu Phong, thầy Vũ Kim Tiến, thầy Nguyễn Phú Mỹ, cô Nguyễn An Hà, thầy Nguyễn Quốc Ân, thầy Nguyễn Đình Chi, thầy Nguyễn Hữu Chiệu, cô Trương Mỹ Đức, cô Nguyễn Kim Cúc, cô Phạm Thị Phương, cô Phạm Thị Tuất, cô Đào Hỷ Hoan, cô Nguyễn Thu Ba, cô Lâm Quỳnh Mai, thầy Nguyễn Văn Chi…
Những tấm gương học sinh xuất sắc đạt giải cao trong kỳ thi học sinh giỏi Thành phố: Nguyễn Thị Hạnh giải nhất Nga văn, Trần Thùy Linh, Phan Xuân Huy giải nhất môn Anh, Trần Công Sử giải nhất môn Vật lý, Phạm Thế Hoàng giải nhất môn Toán, Nguyễn Hoàng Long giải nhất môn Hóa, Phạm Ngọc Mỹ giải nhất môn Địa lý và 15 em đã đỗ thủ khoa vào các trường Đại học như: Hà Phan Hải An thủ khoa trường Đại học Y, Nguyễn Hải Vân thủ khoa Đại học Kiến trúc (1977-1978), Đặng Thu Hằng thủ khoa Đại học Y Hà Nội (1989 – 1990).
II, Giai đoạn từ tháng 5/1990 đến tháng 12/2000:
Trường chuyển về địa điểm hiện nay: số 1, ngõ 4C, Đặng Văn Ngữ, phường Trung Tự, quận Đống Đa, Hà Nội với diện tích hơn 5.000m2. Cơ sở vật chất khang trang, bề thế hơn gồm 1 khu nhà Hiệu bộ và 2 dãy nhà học 3 tầng xây mới, có 18 phòng học và 1 khu thực hành thí nghiệm 2 tầng đáp ứng tốt yêu cầu học tập và sinh hoạt của gần 1800 học sinh của 36 lớp.
Ban giám hiệu năng động, sáng tạo, tài năng và tâm huyết do thầy Lê Thiện Thuật làm Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng thầy Nguyễn Khánh Lộc, cô Trịnh Thu Phong, thầy Vũ Kim Tiến, cô Trần Thị Tuyết Nga cùng với Hội đồng giáo dục đã đưa nhà trường lên tầm cao mới, trở thành một trong những trường THPT không chuyên có chất lượng giáo dục đào tạo hàng đầu xuất sắc, nổi bật, được nhân dân Thủ đô và cả nước tín nhiệm. Các tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên luôn được công nhận là đơn vị vững mạnh, xuất sắc nhiều năm liên tục.
Đóng góp vào công cuộc tạo dựng tên tuổi của nhà trường giai đoạn này phải kể đến các thầy cô giáo đã đạt nhiều thành tích trong hoạt động giáo dục: thầy Lê Thiện Thuật, cô Trần Thị Tuyết Nga, thầy Nguyễn Thiết Sơn, thầy Phạm Trung Dũng, thầy Đoàn Ngọc Toại, thầy Nguyễn Quốc Ân, cô Phạm Thị Phương, cô Trương Ngọc Bích, cô Nguyễn Thị Dương, cô Đặng Thị Mai, cô Nguyễn Thị Kim Oanh, thầy Trần Thiện Tâm, cô Nguyễn Thị Liễu, cô Trần Thị Thường, thầy Nguyễn Văn Thành, cô Nguyễn Phương Nga, cô Nguyễn Phương Đài, cô Phan Kim Khuê, cô Đỗ Thị Phong, thầy Nguyễn Thế Cường, cô Lê Thị Bình, thầy Nguyễn Trần Hùng, cô Đỗ Mai Phương, cô Nguyễn Thị Duyên, …
Trong giai đoạn này, học sinh trường THPT Kim Liên đã đạt nhiều giải cao trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia: em Đỗ Ngọc Sơn giải ba môn Hóa học (1993 – 1994), Nguyễn Nhật Hưng giải nhì môn Hóa học (1997- 1998), em Vũ Ngọc Anh giải ba môn Hóa học (1997 – 1998), em Nguyễn Thị Thái Bình giải khuyến khích môn Hóa học (1997 – 1998), Ngô Trung Thành giải Nhì môn Lịch sử (2000)… Trong 10 năm này, có 21 em học sinh đạt danh hiệu Thủ khoa trong kỳ thi Đại học. Trong đó có em Nghiêm Hoàng Minh thủ khoa ĐH Kinh tế quốc dân (2003-2004) đạt điểm tuyệt đối 30 + 1,5 khuyến khích = 31,5 điểm, em Vũ Thanh Hương thủ khoa Đại học Luật (2002-2003), em Vũ Minh Phương thủ khoa Đại học Dược (2002 – 2003), em Trần Thu Trang thủ khoa Phân viện Báo chí tuyên truyền (2002 – 2003) …
Thành tích của nhà trường được ghi nhận qua các hình thức khen thưởng: Liên tục đạt danh hiệu Đơn vị Tiên tiến xuất sắc; Đơn vị Lá cờ đầu của ngành GDPT Thành phố Hà Nội năm học 1996 – 1997 và 1997 – 1998; Được tuyên dương “Tập thể người tốt việc tốt” của Thành phố Hà Nội (1998); Bằng khen Bộ Giáo dục và Đào tạo (1997); Bằng khen của Chính phủ (1998); Huân chương lao động hạng ba (1999).
III, Giai đoạn từ năm 2001 đến nay:
Cơ sở vật chất của nhà trường được cải tạo, sửa sang tu bổ nhiều hạng mục. Khu nhà Hiệu bộ vẫn giữ nguyên. Khu nhà học ba tầng gồm nhà A và C được nâng cấp lên thành 4 tầng, khu nhà thực hành nâng lên thành 3 tầng như hiện nay. Trường được xây thêm một khu nhà B 4 tầng. Tổng số phòng học hiện nay gồm 30 phòng, 02 phòng vi tính, 01 phòng học đa chức năng, 02 phòng thí nghiệm môn Lý - Hóa - Sinh, 01 phòng thể chất. Hiện nay trường có 45 lớp với khoảng 2000 học sinh.
Từ năm 2001 đến năm 2006 cô Trần Thị Tuyết Nga giữ cương vị Hiệu trưởng nhà trường, các Phó Hiệu trưởng: thầy Vũ Kim Tiến, thầy Nguyễn Thiết Sơn, thầy Phạm Trung Dũng (năm 2007 thầy chuyển về làm Hiệu trưởng trường THPT Thăng Long). Trong năm học 2006 – 2007, thầy Nguyễn Hữu Độ - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội được điều động kiêm nhiệm chức vụ Hiệu trưởng nhà trường cùng với các Phó Hiệu trưởng: thầy Nguyễn Thiết Sơn, thầy Nguyễn Xuân Lâm, cô Nguyễn Thị Kim Oanh.
Ban giám hiệu hiện nay là thầy Nguyễn Thiết Sơn – Hiệu trưởng (từ 2007), các Phó Hiệu trưởng: thầy Nguyễn Xuân Lâm (từ 2007), cô Hà Thị Phương Anh (từ 2013), cô Nguyễn Thị Hiền (từ 2013).
Trong giai đoạn có nhiều thay đổi trong đội ngũ lãnh đạo, nhà trường vẫn duy trì tốt và không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. 5 năm trở lại đây hoạt động của nhà trường còn phát triển thêm ở một số lĩnh vực như: tăng cường hợp tác giáo dục quốc tế; đẩy mạnh nghiên cứu sáng tạo khoa học dành cho học sinh, giáo viên; thường xuyên giáo dục các kỹ năng mềm cho học sinh; nở rộ hoạt động của các Câu lạc bộ sở thích của học sinh…
Có rất nhiều các thầy cô giáo đạt thành tích cao được khen thưởng, tiêu biểu là cô Trần Thị Tuyết Nga, thầy Nguyễn Thiết Sơn, cô Nguyễn Thị Kim Oanh, thầy Nguyễn Xuân Lâm, cô Nguyễn Phương Nga, cô Nguyễn Thị Hòa (Toán), cô Phó Thị Minh Châu, cô Vũ Thị Thế, cô Nguyễn Phương Mai, cô Đỗ Mai Phương, cô Hà Thị Phương Anh, cô Cai Lan Hương, cô Đỗ Thị Hạnh, cô Đào Tuyết Lan, cô Trần Tuyết Mai, cô Tạ Việt Anh, cô Chu Phương Hoa, cô Trần Thị Quyến, cô Đàm Thị Hải Yến, cô Phan Thị Bích Ngân, cô Nguyễn Thị Hiền, cô Cao Hoài Nhơn, cô Đặng Ngọc Tú, cô Tạ Minh Lương, cô Nguyễn Thị Hồng… Bên cạnh đó, còn có sự đóng góp to lớn của các thầy cô là Tổ trưởng chuyên môn, các thầy cô gắn bó lâu năm tạo uy tín cao với đồng nghiệp và học sinh: cô Phan Kim Khuê, cô Vũ Minh Hòa, cô Lê Thị Hoa, cô Phạm Phương Hằng, cô Phạm Ngọc Diệp, cô Nguyễn Thị Kim, cô Vũ Mai Lan, cô Đỗ Mai Phương…; các thầy cô Phạm Thị Kim Dung, thầy Nguyễn Trung Trinh, cô Nguyễn Hoài Trang, cô Phạm Lê Phương Nga, thầy Nguyễn Trần Hùng, thầy Nguyễn Hữu Phú …
Các học sinh đạt giải quốc gia gồm: em Dương Trung Huyến giải nhì môn Hóa học (2001 – 2002), em Bảo Thanh Ngọc giải khuyến khích môn Địa lý (2001 – 2002), Nguyễn Minh Trâm giải ba môn Văn (2002 – 2003), Nguyễn Quỳnh Hương giải ba môn tiếng Anh (2003 – 2004), Hồ Cẩm Vân giải ba môn Địa (2003 – 2004),Trần Thanh Mai giải Ba môn Địa và thi Đại học đạt điểm tuyệt đối 30điểm, Hà Quang Dương giải khuyến khích môn Tin (2007- 2008), Lê Quang Long, Nguyễn Thùy Anh, Nguyễn Nguyệt Cầm (2011 – 2012) , Phạm Duy Anh, Phạm Quốc Khánh, Nguyễn Tuấn Anh (2012 – 2013), Đỗ Phương Thảo, Nguyễn Trung Hiếu, Nguyễn Thị Trúc Anh (2013-2014) đạt giải ba quốc gia đề tài nghiên cứu khoa học INTEL ISEF. Trong 14 năm gần đây, số lượng học sinh đạt Thủ khoa, Á khoa kỳ thi tuyển sinh Đại học đạt 86 em.
Thành tích của nhà trường được ghi nhận qua các hình thức khen thưởng:
- Năm 2004 được tặng Huân chương Lao động hạng Nhì.
- Năm học 2004 - 2005 được tặng Cờ thi đua Chính Phủ
- Năm học 2008 - 2009 được tặng Cờ thi đua xuất sắc của UBND Thành Phố Hà Nội
- Năm học 2009 - 2010 được tặng Cờ thi đua của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Năm 2010 được tặng Huân chương lao động hạng Nhất
- Năm học 2011 - 2012 được tặng Bằng khen của Bộ giáo dục - Đào tạo
- Năm học 2012 - 2013 được tặng Cờ thi đua xuất sắc của UBND Thành phố Hà Nội
- Năm học 2013 - 2014 được tặng Cờ thi đua của Chính phủ và cờ thi đua của UBND Thành phố Hà Nội.
- Trường liên tục đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc
Qua 40 năm nỗ lực phấn đấu trong các hoạt động giáo dục, vượt khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, trường THPT Kim Liên đã tạo dựn được uy tín vững chắc, là 1 trong 5 trường THPT hàng đầu của Thủ đô có chất lượng giáo dục toàn diện không ngừng nâng cao và trở thành địa chỉ tin cậy của các bậc CMHS, học sinh trên toàn Thành phố và toàn quốc. Liên tục từ năm 2008 đến nay, là THPT công lập không chuyên duy nhất của Hà Nội đạt tốp 50 trong bảng xếp hạng 200 trường THPT toàn quốc có điểm thi đại học cao nhất cả nước. Niềm tự hào về nhà trường là động lực mạnh mẽ thúc đẩy các thế hệ thầy và trò tiếp tục thắp lửa truyền thống, không ngừng phấn đấu để trường THPT Kim Liên luôn duy trì được vị thế tốt đẹp của mình.
THÀNH TÍCH CỦA TRƯỜNG TRONG 40 NĂM (1974 – 2014)
I. Các hình thức khen thưởng tập thể đó được ghi nhận:
* Huân chương Lao động hạng Ba năm 1999.
* Huân chương Lao động hạng Nhì năm 2004.
* Huân chương Lao động hạng Nhất năm 2010.
* Bằng khen của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng năm 1998 - 1999.
* Cờ thi đua của Chính phủ năm 2004 - 2005, 2013 – 2014.
* Cờ đơn vị thi đua xuất sắc của Chủ tịch UBND Thành phố năm 1998 - 1999; 2002 - 2003; 2008 - 2009, 2012 – 2013, 2013 – 2014.
* Cờ thi đua, bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2009 - 2010; 2011 - 2012.
* Danh hiệu tập thể Tiên tiến xuất sắc nhiều năm liên tiếp.
II. Các danh hiệu, hình thức khen thưởng cá nhân đã được ghi nhận:
* Nhà giáo ưu tú: 02 (Thầy Lê Thiện Thuật; Cô Trần Thị Tuyết Nga).
* Huy chương vì sự nghiệp giáo dục: 150
* Huy chương vì thế hệ trẻ: 08.
* Huy chương vì sự nghiệp Công đoàn: 20
* Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ: 03 (Thầy Lê Thiện Thuật (Nguyên Hiệu trưởng) ;Cô Trần Thị Tuyết Nga (Nguyên Hiệu trưởng); Thầy Nguyễn Thiết Sơn (Hiệu trưởng).
* Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo: 20
* Bằng khen của UBND Thành phố: 10
* Bằng khen của Công đoàn Việt Nam: 15
* Bằng khen của Trung ương Đoàn: 20
* Chiến sĩ thi đua và Giáo viên giỏi cấp Thành phố: 115.
III. Thành tích học sinh giỏi:
* Học sinh đạt giải cấp Quốc gia: 16 em.
* Học sinh đạt giải cấp Thành phố: 1.456 em.
* Học sinh đạt giải thi nghiên cứu sáng tạo khoa học cấp quốc gia INTEL ISEF (tính từ năm 2011 đến nay): 12 em (4 giải).
* Học sinh đạt Huy chương các kỳ Hội khỏe Phù Đổng cấp thành phố, cấp quốc gia, quốc tế: 372
NHỮNG CON SỐ BIẾT NÓI
Năm học | Xếp loại văn hóa giỏi | Xếp loại VH khá | Tỷ lệ Khá giỏi | Tốt nghiệp THPT | Tỷ lệ HS vào ĐH | Số giải HS giỏi TP | HS giỏi thi QG, thi nghiên cứu KH quốc gia | ||
Số lượng | Tỉ lệ | Số lượng | Tỉ lệ | ||||||
1974 đến 1977
|
| Khoảng 2% |
| Khoảng 25% | Khoảng 27% | 100% | 60% | 11 | 0 1 Văn |
1985-1986 | 100% | 60% | 12 | 0 | |||||
1986-1987 | 100% | 60% | 10 | 0 | |||||
1987 - 1988 | 34 | 2,8% | 438 | 36% | 38,8% | 90% | 60% | 15 | 0 |
1988 -1989 | 27 | 2,3% |
Tin nóng
-
Lịch sử hình thành và phát triển Trường THPT Kim Liên - Hà Nội
Thứ ba, 19/5/2015